Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như: hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng... Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.
Viêm da cơ địa (AD, thường được gọi là eczema) là một bệnh viêm da mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì, và các yếu tố môi trường. Ngứa là triệu chứng chính; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng. Chẩn đoán dựa vào bệnh sử và khám. Điều trị gồm dưỡng ẩm, tránh các tác nhân gây dị ứng và gây kích ứng, corticosteroid tại chỗ hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường khỏi hoặc giảm đáng kể ở tuổi trưởng thành.
Những đối tượng thường mắc bệnh:
- Trẻ em: Theo số liệu thống kê, có tới 60% trẻ sơ sinh bị viêm da trong 2 tháng đầu sau sinh.
- Người lớn: Hiện tượng viêm da cơ địa ở người lớn ít hơn nhưng các biểu hiện lại có chiều hướng nghiêm trọng hơn.
- Viêm da cơ địa ở phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai dễ bị ảnh hưởng, mắc một số bệnh lý do sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý.
- Viêm da cơ địa sau sinh: Sau quá trình sinh nở, người mẹ mất khá nhiều sức lực, hệ miễn dịch suy giảm đồng thời hoạt động kiêng khem tắm, gội đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da nên các triệu chứng của bệnh thường có thể quan sát bằng mắt thường. Vị trí xuất hiện dấu hiệu bệnh đa phần là ở trán, má, cằm hoặc tay, chân, thân mình.
Triệu chứng thường là:
+ Xuất hiện các đám da có màu đỏ ranh giới không rõ ràng, có thể kèm theo sẩn, mụn nước tiết dịch.
+ Da phù nề, đóng vảy tiết.
+ Trên da hình thành các vết trợt, bội nhiễm tụ cầu sinh ra mụn mủ và vẩy tiết có màu vàng.
+ Da dày hơn, thâm, niken hóa và có các vết nứt gây đau đớn.
+ Da vẽ nổi.
+ Người bệnh có cảm giác ngứa, muốn gãi liên tục.
+ Với trẻ nhỏ, viêm da xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt. Còn với người lớn, hiện tượng bệnh lý thường ở các nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, khoeo, rốn và cổ.
Viêm da cơ địa với những biểu hiện nhẹ là da khô, ngứa ngáy và nứt nẻ. Trong trường hợp, các cơn ngứa ngày càng gia tăng cường độ và tần suất đồng thời xuất hiện hàng loạt mẩn đỏ trên da, vùng da bị tổn thương bị nhiễm trùng, sưng tấy, viêm đỏ, có mủ đục kèm mùi hôi thì người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ ngay.
Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng...
Một số yếu tố khác được cho là làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hay làm những triệu chứng nặng nề hơn như tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, , tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì... Nói chung, để tìm kiếm nguyên nhân đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh các yếu tố dễ gây kích thích như đã liệt kê, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh.
Mẹo trị viêm da cơ địa tại nhà theo dân gian khá hữu ích, dễ thực hiện và thường được các bà các mẹ áp dụng chữa bệnh viêm da ở trẻ nhỏ. Theo đó, chúng ta có thể sử dụng các loại thảo dược để tiến hành điều trị.
+ Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Sử dụng nước cốt lá lốt uống hàng ngày hoặc đắp bã lá lốt tươi lên vùng da bị bệnh.
+ Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Với lá khế, để chữa viêm da, bạn có thể áp dụng rất nhiều cách như uống nước, chà xát trực tiếp lên da, sao nóng để chườm hoặc nấu nước tắm hàng ngày.
+ Chữa bằng lá trầu không: Dùng nước cốt của lá trầu không bôi lên vùng da bị bệnh sẽ khiến cảm giác ngứa giảm dần.
+ Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Dù là một loại cây mọc hoang nhưng vòi voi được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian chữa bệnh. Để chữa bệnh bằng vòi voi, bạn giã nát loại cây này và đắp lên da.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách chữa bệnh theo dân gian đã được nhiều người thực hiện là sử dụng cây sài đất, lá đu đủ, tỏi, lá tía tô…
Các phương pháp dân gian đã được ông bà ta áp dụng từ lâu đời, cho thấy những tác dụng nhất định khi bệnh còn ở dạng nhẹ. Nguyên liệu thực hiện bài thuốc cũng rất dễ kiếm, có thể tìm thấy ngay trong vườn nhà.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khi bệnh đã trở nặng, triệu chứng trầm trọng thì hầu như chúng không còn công hiệu gì hoặc chỉ hỗ trợ một phần nhỏ trong việc giảm thiểu các biểu hiện bệnh lý.
Trong Tây y khi điều trị viêm da, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh, thuốc chứa corticosteroid để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Cụ thể đó là:
+ Chất làm ẩm da: Petrolatum, Aquaphor, Atopiclair và Mimyx…
+ Nhóm thuốc kháng sinh: Penicillin flucloxacillin, Dicloxacillin, Erythromycin…
+ Nhóm thuốc chứa corticosteroid: Hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone
+ Chất điều hòa miễn dịch: Acrolimus, Pimecrolimus, Omalizumab…
Thực tế, thuốc Tây y dù tác động ngăn chặn nhanh chóng các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra nhưng khả năng tái phát lại rất cao.
Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc ức chế hệ miễn dịch, cơ thể phải tăng cường đào thải thành phần độc tố của thuốc, gan thận phải hoạt động nhiều hơn từ đó dẫn tới nguy cơ suy gan, thận.
Đặc biệt, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì nguy cơ nhờn thuốc, thậm chí sốc thuốc là rất cao. Nhìn chung các thuốc Tây y tiềm ẩn những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm nếu điều trị bừa bãi, không tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Trong Đông y, tình trạng viêm da cơ địa hình thành là do chức năng bài tiết, thải độc của gan bị suy giảm kéo theo đó lượng độc tố tích tụ lại trong cơ thể, lâu dần bộc phát qua da bằng các biểu hiện viêm da.
Vì vậy, để đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả đồng thời hạn chế tối đa khả năng tái phát, các bài thuốc Đông y tập trung giải độc, bồi bổ gan, thận, lấy lại sự cân bằng nội tiết tố nhờ vậy điều trị tận gốc, căn nguyên gây ra bệnh.
Tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân nhưng nhìn chung các vị thuốc trong Đông y thường khá lành tính, chủ yếu có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn với sức khỏe của người bệnh. Đây cũng chính là một trong nhiều thế mạnh mà phương pháp chữa trị bằng Đông y sở hữu.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, BẠN có thể gọi tới HOTLINE: 0982.111.497 để được các bác sĩ Đông Phương tư vấn nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp Phòng Khám da liễu Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!